Những cuốn tiểu thuyết từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần đối với đời sống con người.
Không chỉ ở nước ngoài mà ở Việt Nam cũng có vô vàn những tác phẩm tiểu thuyết hay đánh dấu được tên tuổi trong nền văn học thế giới,
đóng góp cho đời những tác phẩm đầy tính nhân văn cao cả. Dưới đây là một số gợi ý của chúng tôi dành cho bạn về những cuốn Tiểu Thuyết Việt Nam.
Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh – Nguyễn Nhật Ánh
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là một trong những cuốn sách nổi tiếng, tiêu biểu nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh.
Là nhà văn thành công nhất Việt Nam về chủ đề tuổi thơ, tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại. Tựa đề quyển sách với hai gam màu nổi bật đối lập nhau.
Màu vàng tượng trưng cho sự tinh nghịch, năng động. Màu cỏ xanh mang cảm giác yên bình.
Tuổi thơ đầy nghịch ngợm, vô tư của đám trẻ con như điểm xuyết những chấm phá khó quên cho làng quê tĩnh lặng.
Giới thiệu tổng quan về tác phẩm
Nhân vật chính là ba cô cậu bé Thiều, Tường và Mận. Suốt 81 chương truyện là những sự kiện xoay quanh cuộc sống hàng ngày của ba cô cậu.
Thiều là cậu bé đang tuổi lớn với sự ích kỷ, bốc đồng nhưng bản chất tốt bụng. Tường – em trai Thiều lại là bé trai tốt bụng, luôn nhường nhịn,
bảo vệ anh trai. Mận – cô bé hàng xóm ngây thơ, yêu thiện ghét ác.
Trong bối cảnh làng quê nghèo khó ấy, chuyện đói ăn, chuyện cháy nhà, lụt lội, chuyện về con cóc Cậu trời… xảy ra như lẽ đương nhiên.
Lồng ghép đằng sau là sự bộc lộ tính cách của nhân vật, đặt vấn đề đạo đức, về sự vô cảm, ranh giới thiện ác.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh kể về những sợ hãi của các cô cậu bé khi nghe chuyện ma, những cuộc ẩu đả, mâu thuẫn của trẻ con, những “mối tình” đầy chân chất,
hồn nhiên, những lá thư tay, những sự ghen tị vì nghĩ mình bị “cho ra rìa”.
Tất cả đều khắc họa tình anh em, tình thân, tình làng nghĩa xóm, nỗi niềm, trăn trở của người dân nông thôn phải lo manh áo, những đứa trẻ vô tư, trong sáng.
Ngôn từ mộc mạc, thân thuộc trong câu chuyện khiến ta như trở về thời thơ ấu. Ở nơi làng quê thanh bình, yên ả có các số phận, các câu chuyện vẫn diễn ra một cách quen thuộc.
Nhưng ẩn sau đó lại là tâm tư, phẩm cách cao quý của người dân Việt Nam không mưu toan, vụ lợi.
Xem thêm: Bộ sưu tập: Những cuốn tiểu thuyết dã sử Việt Nam tầm cỡ
Nét đặc sắc của tác phẩm
Với cái chất riêng biệt của mình trong từng đề tài, câu chữ, cách dựng nhân vật và bối cảnh, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã giúp sống dậy những kí ức, hoài niệm,
tình cảm đối với quê hương, với những ngày tháng tuổi thơ của mỗi độc giả.
Quyển sách có cốt truyện tâm lý phức tạp nhưng không gây cảm giác khó chịu, bức bối, nghiêm trọng nhờ lối viết nhẹ nhàng, dí dỏm của tác giả.
Giống như tiểu thuyết phim được chuyển thể bởi đạo diễn Victor Vũ đã nhanh chóng chiếm được trọn vẹn tình cảm của khán giả nhờ những cảnh quay xuất sắc.
Các diễn viên nhí diễn xuất chính xác hình tượng nhân vật từ mỗi ánh mắt, cử chỉ. Ngôn ngữ phim chuẩn xác, âm nhạc dùng đúng lúc, đúng chỗ.
Có thể thấy đẳng cấp của một ekip và đạo diễn tài năng, mang cho người xem cảm xúc, hoài niệm một cách tinh tế, nhẹ nhàng và còn chứa cả cái tình với quê hương đất nước.
Giá trị nhân văn và thông điệp
Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh thực sự là một cuốn sách diễn tả chân thật mọi cảm xúc, đầy tình tình người và tính nhân văn.
Thật đáng đọc vì nó còn lồng ghép vào những bài học đạo đức đầy ý nghĩa.
Nguyễn Nhật Ánh không chỉ cho ta tua lại ký ức thời trẻ thơ mà còn gieo rắc vào tâm hồn ta thứ tình cảm nhân văn và cao quý.
Ranh giới giữa thiện và ác chỉ là một đường chỉ mỏng. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh khuyên người ta hướng thiện.
Ai cũng đã, đang hoặc sẽ mắc sai lầm. Thế nên, hãy sống với nhau bằng sự bao dung, yêu thương, tin tưởng và một trái tim ấm áp.
Bến Không Chồng – Dương Hướng
Lấy bối cảnh làng Đông – một làng quê Bắc Bộ điển hình với lũy tre, mái đình, cây đa, bến nước.
Không gian truyện Bến Không Chồng dưới ngòi bút của nhà văn Dương Hướng đậm những nét văn hóa của người dân miền Bắc.
Thời gian là những ngày miền Bắc hối hả vừa xây dựng nông thôn vừa chi viện cho chiến trường miền Nam khói lửa.
Giới thiệu tổng quan về tác phẩm
Nhân vật chính là Nguyễn Vạn – một thương binh trở về từ chiến trường Điện Biên.
Mang trong mình hy vọng và ngực đầy huy chương, anh về quê hương làng Đông – nơi mà mình và đồng đội dùng cả thanh xuân và mạng sống bảo vệ.
Anh xông xáo, nhiệt huyết gây dựng xóm làng. Thế nhưng, lề thói cũ kỹ lại ngăn cản hạnh phúc đến với người lính anh dũng ấy.
Nguyễn Vạn đem lòng cảm mến chị Nhân – một người vợ liệt sĩ. Chị phải ở góa để thờ chồng nuôi con khi còn rất trẻ.
Họ yêu nhau nhưng không thể biểu hiện, chỉ biết giữ trong lòng mình.
Những dư luận, điều tiếng khiến họ không thể có được cái quyền cơ bản nhất của một con người – quyền mưu cầu hạnh phúc.
Thậm chí những nếp sống cũ kỹ sẵn sàng dìm chết những con người nhỏ bé ấy.
Song song đó là mối tình éo le của Nghĩa và Hạnh – con gái của chị Nhân. Họ là bạn từ nhỏ, tình yêu khiến hai người bất chấp ngăn cấm, thù hận của hai họ mà đến với nhau.
Thế nhưng chiến tranh mang Nghĩa đi, Hạnh lẻ loi chờ đợi 10 năm. Hạnh vun vén mọi thứ cho gia đình hai bên.
Thế nhưng, số phận vẫn không buông tha con người. Hạnh có thai với Nguyễn Vạn. Sau khi sinh con, Hạnh quay về làng Đông.
Nguyễn Vạn biết tin đó, sững sờ, treo mình tự tử trên cầu đá. Hạnh cũng bỏ đi biệt xứ vì nghĩ mình k thể có con nữa, không tròn bổn phận người phụ nữ và không xứng đáng với Nghĩa.
Bên cạnh đó là những cô gái, những người phụ nữ bi thương. Họ vì lề thói, nề nếp cũ kỹ mà mang thai vội vã, kết hôn với người tâm thần, tranh nhau một kẻ sở khanh.
Nét đặc sắc của tác phẩm
Tiểu thuyết “Bến không chồng” trở thành một trong những tác phẩm xuất sắc nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991.
Bến Không Chồng khắc họa sự cơ cực, khốn khổ, bi kịch của những con người khát khao hạnh phúc.
Chiến tranh mang đi những chàng trai khỏe mạnh, để làng Đông chỉ còn thiếu phụ lỡ làng, những mối tình dang dở và lũ trẻ con.
Làng Đông như một bức tranh “vọng phu” mang màu sắc trầm buồn.
Tất cả phần “con” của con người được hiện lên rõ nhất khi người ta bị dồn vào bước đường cùng.
Ngòi bút Dương Hướng khai thác những góc tối của con người theo cách nhẹ nhàng mà đầy bất ngờ.
Năm 2000, tiểu thuyết Bến không chồng của Dương Hướng được chuyển thể thành kịch bản phim dưới bàn tay vàng của đạo diễn Lưu Trọng Ninh.
Phim có nhiều cảnh quay đẹp đến ám ảnh. Bến không chồng vẫn được đánh giá là bộ phim thành công và giành được nhiều giải thưởng danh giá.
Giá trị nhân văn và thông điệp
Tác phẩm không đưa ra bất kỳ một triết lý giáo điều nào để dạy con người phải học gì, nghĩ gì, làm gì.
Chính người đọc cảm nhận được qua từng con chữ những băn khoăn suy nghĩ về số phận người phụ nữ.
Đề cao phẩm chất quý giá của người phụ nữ xưa và nay, về cách sống sao cho vẹn toàn đạo lý dù đứng trước ngã rẽ khó khăn của cuộc đời…
“Bến không chồng” thành công trong việc vẽ nên một bức tranh đầy ám ảnh của cuộc sống thời hậu chiến, nơi chỉ còn lại đói nghèo khổ đau và chật vật,
hạnh phúc dường như đã bỏ quê đi những con người chân chất thật thà ở làng Đông.
Đất Rừng Phương Nam – Đoàn Giỏi
Đất Rừng Phương Nam là đơn đặt từ Hội Văn nghệ Việt Nam, được nhà Văn Nguyễn Huy Tưởng tin tưởng giao cho Đoàn Giỏi.
Lần đầu ra mắt, cuốn truyện chỉ có tầm hơn 100 trang. Về sau, mỗi lần tái bản, Đoàn Giỏi lại chỉnh sửa và bổ sung thêm.
Với lối viết mộc mạc, chân thành, hiểu biết sâu rộng và tình yêu miền đất nơi mình sinh ra, nhà văn Đoàn Giỏi đã cho ta thấy một vùng đất phương Nam hoang sơ, sống động,
phong phú giống loài và con người miền Nam đoan hậu, chất phác.
Giới thiệu tổng quan về tác phẩm
Nhân vật chính trong thiên truyện là cậu bé An 13, 14 tuổi. An sống cùng với cha mẹ tại thành phố. Sau ngày độc lập năm 1945, thực dân Pháp đổ bộ vào miền Nam Việt Nam.
Gia đình An phải di tản, bỏ nhà để chạy giặc. Cùng cha me di tản khắp nơi qua từng góc nhỏ của miền Tây nam Bộ.
An kết bạn với những đứa trẻ đồng trang lứa, trải qua quãng đời tuổi thơ tuy nhọc nhằn nhưng đầy ắp tiếng cười và sự bình an.
Nhưng trong một lần Pháp tấn công, An lạc mất cha mẹ và từ đây bắt đầu hành trình một mình.
Trong quá trình lang thang của mình, An đi qua những kênh rạch, rừng rầm, từ U Minh Thượng đến U Minh Hạ, rồi tới Sróc Miên, sân chim và vùng rừng đước Cà Mau.
Theo chân cậu bé, cảnh sắc Nam Bộ với cây cỏ, chim muông, sông nước hoang sơ, hiểm trở, êm đềm, giận dữ đều hiện ra một cách sống động.
Bức tranh cảnh vật nơi miền đất phương Nam hiện lên vô cùng chân thực.
Xem thêm: 9 cuốn tiểu thuyết hiện đại sẽ khiến bạn đọc quên cả ngủ
Nét đặc sắc của tác phẩm
Không phải sách truyện về chiến tranh nhưng ý chí đấu tranh vẫn hừng hực lan tỏa đến người đọc.
Ta như ngồi trên một con đò thả trôi theo dòng sông Cửu Long hùng vĩ, chứng kiến hết thảy cảnh vật vùng Nam Bộ. Không chỉ thế, ta thấy được một thời hào hùng của ông cha.
Vừa khai phá đất hoang vừa kiên cường chống quân xâm lược.
Đất rừng phương Nam trở thành tác phẩm tiêu biểu, không chỉ cho văn chương Đoàn Giỏi, mà cho cả nền văn học miền Nam nước ta.
Nhà văn Đoàn Giỏi nhận được vô số lời khen tâm đắc từ những đồng nghiệp.
Bộ phim truyền hình “Đất phương Nam” là một sản phẩm điện ảnh nổi tiếng và đạt được độ phổ biến cao đối với khán giả nước ta dù ở bất kỳ độ tuổi nào.
Có thể nói nhà nhà người người trên đất nước Việt Nam đều biết đến bộ phim này vì những rung cảm sâu sắc, ý nghĩa nhân văn, diễn xuất và bối cảnh của nó.
Giá trị nhân văn và thông điệp
Những người dân nghèo khổ, chật vật mưu sinh hay những anh bộ đội trong Đất Rừng Phương Nam cho người đọc cảm nhận về tình đoàn kết, sự yêu thương giữa đồng bào,
sự can trường trước mưa bom bão đạn của quân địch. Tất cả đều đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống “lá lành đùm lá rách” và sự đoàn kết, dũng cảm của con người Việt Nam.
Bối cảnh truyện như lan tỏa tình yêu quê hương đất nước đến mỗi cá nhân.
Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ – Nguyễn Nhật Ánh
Anh bồ câu Nguyễn Nhật Ánh là một nhà văn Việt Nam nổi tiếng, được biết đến thông qua các tác phẩm văn học lấy chủ đề tuổi mới lớn, được bạn đọc từ khắp các độ tuổi ưa chuộng.
Đặc biệt, một số tác phẩm đã được chuyển thể thành phim và “cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” là tác phẩm tiêu biểu trong số đó. “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em.
Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Câu nói trên được nguyễn nhật ánh viết ở mặt sau quyển “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Tác phẩm đã đạt giải thưởng văn học Asean năm 2010.
Sự ra đời của “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” như sự ra đời của đoàn tàu thời gian mà trong đó người đọc là hành khách.
Theo từng con chữ, từng kỉ niệm được nguyễn nhật ánh kể lại dưới góc nhìn của của thằng “cu Mùi “lúc bé và đánh giá của “ông Mùi” khi đã gần 50.
Tác phẩm đưa người đọc qua từng cảm xúc vui buồn lẫn một, đặc biệt là các khoảnh khắc khiến người đọc có thể bất ngờ vì hình ảnh sao mà thân quen thế,
sao mà thân thuộc thế giống hệt như bản thân mình lúc bé. Để rồi chúng ta lại bồi hồi nuối tiếc về những kỉ niệm đã qua của tuổi thơ.
Tóm tắt
Với 12 chương truyện, tác phẩm là những mẫu chuyện đời thường xung quanh 4 đứa trẻ miền quê: con Tủn, con Tí sún, thằng Hải cò và thằng cu Mùi.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lựa chọn ngôi kể chuyện thứ 3 khi là “cu Mùi’ lúc nhỏ khi là “ông Mùi” lúc 50 tuổi.
Song song đó còn có sự xuất hiện của các phụ huynh và những câu chuyện dở khóc dở cười khiến chúng ta – những người đã lỡ cỡ trưởng thành hồi ức mãi về quãng đời tươi đẹp ấy.
Xuyên suốt câu chuyện là những trò đùa tinh nghịch, phá phách, ngốc nghếch của 4 cô cậu bé. Kể cả những chống đối, phản kháng tuổi mới lớn cũng được kể tả rõ ràng.
Nổi bật lên đó là sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ con và tấm lòng yêu thương của người làm cha mẹ. Ta như thấy được thời thơ ấu của mình trong những câu chuyện nhỏ ấy.
Nét đặc sắc
Điểm đặc sắc nhất trong cả truyện lẫn phim có lẽ là sự cuốn hút trong cách xây dựng nhân vật qua từng câu văn miêu tả hay các đoạn đối thoại giữa các nhân vật với nhau
hoặc đối thoại nội tâm nhân vật. Cách xây dựng ấy đã thu hút rất nhiều bạn đọc đặc biệt là tuổi mới lớn, không dừng lại ở đó,
những câu chữ ấy còn có đủ sức hút mãnh liệt đối với các đọc giả ở những độ tuổi lớn hơn và điều ấy là một yếu tố bảo chứng cho chất lượng của tác phẩm điện ảnh khi được chuyển thể.
Chính sự tôn trọng trọn vẹn nguyên tác của đội ngũ biên kịch và và đội ngũ sản xuất giàu tâm huyết đã mang đến cho người xem những hình ảnh chân thực,
cụ thể nhất về những nhân vật, khung cảnh làng quê và hơn hết là các trò chơi của tuổi thơ.
Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và qua hơn 60 lần tái bản.
Tác phẩm đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá: “Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam”; “Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009”.
Cá nhân nhà văn đã nhận được “Giải thưởng Văn học Đông Nam Á”.
Giá trị nhân văn và thông điệp
Tác phẩm “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” thực sự đã rất thành công về mọi mặt, nhưng có lẽ quan trọng hơn hết là ý nghĩa của nó đối với mỗi chúng ta.
Tác phẩm đã mang chúng ta về lại tuổi thơ với những kỉ niệm của tuổi thơ. Nhưng bên cạnh đó, tác giả còn muốn nhắn gửi đến mỗi chúng ta về ý nghĩa của quá khứ, của kỉ niệm.
Những hồi ức ấy là thứ rất quan trọng đối với mỗi con người, góp phần hình thành nên bản thân chúng ta sau này.
Hồi ức ấy có thể tràn đầy hỷ nộ ái ố nhưng chúng như là một báu vật thời gian mà mỗi người cần trân trọng,
để rồi sau này khi cùng nhìn lại chúng ta có thể thấy bản thân đã thay đổi như thế nào, để có thể tha thứ, để có thể cùng nhau hoài niệm và từ đó hướng đến tương lai.
Mắt Biếc – Nguyễn Nhật Ánh
Giới thiệu tổng quan về tác phẩm
Nguyễn Nhật Ánh là một trong những cây bút gạo cội của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với phong cách nhẹ nhàng, truyền cảm hứng qua những bức tranh bình dị,
gần gũi gắn liền với đời sống, Nguyễn Nhật Ánh đã từng bước khẳng định chỗ đứng của mình trong lòng độc giả,
đem đến những tác phẩm để đời như Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Mắt Biếc, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Kính vạn hoa.
Mắt biếc là một trong những tác phẩm gây dựng nên tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh được xuất bản vào năm 2004
và được dịch giả người Nhật giới thiệu đến bạn đọc xứ sở hoa anh đào với cái tên Tsuburana hitomi.
Truyện xoay quanh mối tình đơn phương tha thiết của Ngạn và Hà Lan. Xoay quanh đó còn là hình ảnh của làng Đo Đo- nơi gắn liền với tuổi thơ đẹp đẽ của anh
và cả những hồi ức của sau này.
Tuổi thơ Ngạn đã gặp gỡ và quen được Hà Lan, cô bé với đôi mắt đẹp như mắt biếc. Cả hai đã trải qua những kỷ niệm khó quên với nhau bên đồi hoa sim, lễ hội làng quê, tiếng trống trường.
Cho đến ngày Hà Lan rời làng Đo Đo đi lên chốn thành thị phồn hoa… Nàng nỡ quên đi Ngạn, quên đi làng Đo Đo và đem lòng yêu chàng trai tên Dũng.
Bi kịch cuộc đời xảy đến, Hà Lan mang thai nhưng bị sự ngăn cản của gia đình Dũng, Dũng cưới người con gái khác.
Lúc bấy giờ, Ngạn vẫn âm thầm cạnh bên Hà Lan, chăm sóc và sau này nhận nuôi con gái của Hà Lan là Trà Long làm con gái nuôi.
Trà Long khi lớn lên lại đem lòng yêu quý chú Ngạn, tưởng rằng câu chuyện đã là một kết thúc có hậu nhưng biết làm sao khi trong tim Ngạn chỉ có Hà Lan.
Mắt biếc là một sự khép lại thật buồn, thật bi thương dành cho những mối tình đơn phương, đem lại những ám ảnh khó quên trong lòng độc giả.
Nét đặc sắc của tiểu thuyết Mắt Biếc
Mắt biếc được xem là một trong chuyện tình yêu thấm đẫm nước mắt và khiến lòng người day dứt nhất trong khu vườn văn học Việt Nam.
Hiếm có tác phẩm nào có thể vẽ nên một tình yêu âm thầm, chân thực và buồn đến như thế!
Vào tháng 12/2019, tác phẩm điện ảnh chuyển thể của Mắt Biếc do đạo diễn Victor Vũ dàn dựng đã được chiếu rạp sau bao ngày mong ngóng của hàng triệu độc giả trong cả nước.
Bộ phim đã tạo ra được nhiều tiếng vang lớn và là “át chủ” phòng vé trong suốt khoảng thời gian cuối năm 2019 đến đầu năm 2020.
Điểm đặc sắc của Mắt Biếc so với nguyên thể bản gốc đó chính là sự xuất hiện của nhân vật cô giáo Hồng do Nguyễn Lâm Thảo Tâm thủ vai với mối tình đơn phương
chờ đợi Ngạn suốt 35 năm thanh xuân khiến người xem không khỏi xót xa.
Ngoài ra, với sự góp mặt của dàn diễn viên trẻ đầy tài năng Trúc Anh trong vai Hà Lan, Trần Nghĩa trong vai Ngạn, Khánh Vân trong vai Trà Long,…
và những câu thoại ám ảnh như “Con bé đó dễ thương, mắt nó đẹp như mắt biếc… Nhưng nội sợ sau này con bé đó sẽ khổ…”
đã ăn sâu vào trong tiềm thức khán giả, tạo nên một hiệu ứng truyền thông lớn cho Mắt biếc movie.
Giá trị nhân văn của tác phẩm
Qua việc xây dựng hình tượng nhân vật Ngạn và Hà Lan, Mắt biếc đã gửi đến bạn đọc định nghĩa về một tình yêu cao thượng,
vì yêu mà dám từ bỏ và hi sinh cũng như thông điệp sâu sắc về việc trân trọng những gì bên cạnh mình trước khi mọi chuyện đã quá muộn.
Thời xa vắng – Lê Lựu
Giới thiệu tổng quan về tác phẩm
Nếu bạn là một người muốn tìm hiểu về những chặng đường lịch sử của dân tộc thì Thời xa vắng của tác giả Lê Lựu chính là một tác phẩm không thể bỏ lỡ.
Lê Lựu là tác giả đã sống qua hai thế kỷ của đời người, những chứng kiến và chiêm nghiệm của ông về cuộc sống là vô cùng quý giá và sâu sắc.
Thời xa vắng là bộ tiểu thuyết tiêu biểu, xây dựng nên tên tuổi của Lê Lựu trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
Tác phẩm đã tái hiện những thước phim sống động về chặng đường 30 năm đầy máu và nước mắt của dân tộc từ buổi đầu thành lập nước đến lúc giải phóng hoàn toàn đất nước
thông qua hình tượng và những chuỗi sự kiện trong cuộc đời của anh nông dân Giang Minh Sài.
Sinh ra là một ngôi sao sáng, một niềm hi vọng của cả gia đình, Giang Minh Sài đã phải sống một cuộc đời với áp lực vô hình – không được sống thật với chính bản thân mình.
Từ việc học hành, lấy vợ, anh bắt buộc đều phải nghe theo sự áp đặt của cha mẹ.
Sau này, khi tham gia kháng chiến, Giang Minh Sài như đã tìm thấy cái tôi của anh – chàng thanh niên đầy lòng nhiệt huyết, yêu nước, thương dân.
Nét đặc sắc của tiểu thuyết Thời xa vắng – Lê Lựu
Thứ làm nên hồn của bộ truyện đó chính là nghệ thuật xây dựng, phản ánh khéo léo hình tượng nhân vật được đặt trong bối cảnh lịch sử.
Qua từng trang sách, ta chứng kiến sự thay đổi tâm lý của nhân vật Giang Minh Sài từ nhẫn nhịn chịu nhục đến vùng vẫy trong những hoài bão riêng của bản thân.
Ngoài ra, bức tranh lịch sử trong tác phẩm Thời xa vắng được đánh giá là khá đầy đủ và ôm một dung lượng lớn – lịch sử 30 năm cách mạng của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
Xem thêm:List Tiểu thuyết tình yêu hiện đại đã được chuyển thể thành phim
Giá trị nhân văn của tác phẩm
Thời xa vắng đã phản ánh những giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc qua hình tượng nhân vật.
Câu chuyện đem đến cho ta những cái nhìn sâu sắc về sự bỏ lỡ trong tình yêu, hình tượng người nông dân, hình tượng người phụ nữ.
Tác phẩm không chỉ phản ánh của một cá nhân mà đây còn là bức tranh của cả một xã hội trong thời đại ấy – khát vọng đổi đời,
nỗ lực không ngừng trong những năm tháng thâm trầm của lịch sử.
Cánh đồng bất tận – Nguyễn Ngọc Tư
Giới thiệu tổng quan về tác phẩm
Cánh đồng bất tận là tác phẩm truyện ngắn của tác giả Nguyễn Trọng Tư được ra mắt trước bạn đọc vào năm 2005.
Đây có thể xem là món quà tuyệt vời dành cho những ai thích suy ngẫm về cuộc đời và ý nghĩa nhân sinh qua từng trang sách.
Bộ tiểu thuyết xoay quanh những mảnh đời bất hạnh của cha con ông Tư thiếu vắng sự quan tâm và săn sóc của người mẹ và nhân vật Sương.
Những mảnh đời bất hạnh ấy hội ngộ với nhau, cứ ngỡ sẽ là bến đỗ hạnh phúc nhưng lại không ngờ đó chỉ là mở đầu của những biến cố cuộc đời mới.
Bộ tiểu thuyết Cánh đồng bất tận với cốt truyện buồn, tái hiện mảnh đời chung của một bộ phận trong xã hội khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi, xót xa, đồng cảm cùng những trang sách.
Nét đặc sắc của bộ tiểu thuyết Cánh đồng bất tận
Điểm thu hút độc giả của bộ truyện này có lẽ là những trang truyện buồn vô tận. Từ cảnh ăn trộm trâu của người cha để được lên tivi mong Cải có thể quay về
đến những nỗi sầu hiu hắt của Mút Cà Tha hay những cuộc tình xót xa đến héo hon trong cả diễn biến câu chuyện khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi những trang sách.
14 câu chuyện ngắn mang đến những cái nhìn thật độc đáo và mang phong cách rất riêng về vùng đất phương Nam
khiến mỗi người trong chúng ta đều mang những trường suy nghĩ của bản thân.
Tác phẩm Cánh đồng bất tận cũng đã được dựng thành bộ phim cùng tên với những diễn viên nổi đình đám như Tăng Thanh Hà, Lan Ngọc
đem đến cho khán giả của màn ảnh nhỏ những giây phút không thể nào quên.
Giá trị nhân văn của tác phẩm
Cho dù Cánh đồng bất tận là những chuỗi câu chuyện buồn thế nhưng, khi gấp trang sách lại, bạn lại càng thấm thía hơn về những biến cố trong cuộc đời
và từ đó – cố gắng lạc quan và mạnh mẽ hơn bao giờ hết để vượt qua bởi sau cùng, cái kết của câu chuyện luôn là kết mở.
Ngoài ra, chúng ta lại càng thêm tự hào về một vùng trời của tổ quốc Việt Nam – Nam Bộ . Với văn phong đậm chất miền Tây sông nước, Nguyễn Ngọc Tư
đã đem đến cho độc giả một bộ tiểu thuyết thực sự đáng đọc và suy ngẫm.
Ngồi khóc trên cây – Nguyễn Nhật Ánh
Giới thiệu tổng quan về tiểu thuyết Ngồi khóc trên cây
Lại thêm một bộ tiểu thuyết khác đến từ nhà văn gắn liền với tuổi thơ của bao thế hệ – Nguyễn Nhật Ánh.
Ngồi khóc trên cây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông, trở thành “hiện tượng xuất bản” khi vừa mới ra mắt khi xuất bản hơn 20.000 quyển.
Đây là một câu chuyện về mối tình đẹp nhưng cũng lắm bi thương của chàng sinh viên Đông và cô bé hồn nhiên, trong sáng có biệt danh là Rùa.
Ngồi khóc trên cây đi sâu vào những tâm tư, suy nghĩ của tuổi mới lớn gắn liền với những cảnh thiên nhiên đồng quê vô cùng gần gũi, gắn bó với người dân Việt Nam.
Tác phẩm khiến người đọc có nhiều suy ngẫm về những biến cố và sự việc mà cả hai nhân vật phải trải qua để họ trưởng thành hơn trong phương diện tình cảm.
Ngồi khóc trên cây mang đến những trường liên tưởng đẹp và thú vị cho độc giả, thu hút nhiều đối tượng bạn đọc.
Nét đặc sắc của tiểu thuyết Ngồi khóc trên cây
Một trong những điểm thu hút bạn đọc khi đến với Ngồi khóc trên cây đó chính là những rung cảm thật đẹp, thật trong sáng của tình yêu tuổi mới lớn.
Có chút nét tương tự so với Mắt biếc, câu chuyện này cũng lấy bối cảnh từ làng Đo Đo – quê gốc của tác giả Nguyễn Nhật Ánh và sau này nhân vật Đông cũng rời làng quê để lên thành phố học đại học.
Tuy nhiên, điều khiến người ta ám ảnh ở Ngồi khóc trên cây đó chính là những bước ngoặt không thể lường trước được.
Đông phát hiện mình là anh họ của Rùa và sau này chàng sinh viên trẻ phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư bạch cầu.
Những chuỗi bi kịch đã vẽ nên một câu chuyện thật đẹp nhưng cũng đẫm nước mắt – nước mắt cho cả nỗi buồn và sự hạnh phúc.
Giá trị nhân văn của tác phẩm
Đọc xong những dòng văn án đầy xúc động của Ngồi khóc trên cây, khán giả càng thấm thía hơn về những biến cố trong câu chuyện tình yêu đôi lứa,
từ đó mạnh mẽ đối mặt, thừa nhận tình cảm và dần trưởng thành để đưa ra những lựa chọn sáng suốt nhất.
Trên đây là top những cuốn tiểu thuyết Việt Nam hay nhất mà bạn nên đọc. Mong rằng những gợi ý trên sẽ giúp độc giả có cái nhìn mới về nền văn học Việt Nam
và ủng hộ hơn nữa cho những “đứa con tinh thần” của nhà văn Việt, giúp những tác phẩm của họ tiến xa hơn nữa, tôn vinh nét văn hóa rất riêng của nước nhà.
Tuổi thơ dữ dội – Phùng Quán
Giới thiệu tổng quan về tác phẩm
Tuổi thơ dữ rồi một sáng tác của tác giả Phùng Quán được sáng tác đầu tiên tại ven hồ Tây năm 1968. Chuyện gồm có tám phần và xoay quanh cuộc sống những góc nhìn,
sự chiến đấu và hy sinh của những thanh thiếu niên tuổi 14, 15. Đầy dữ dội và nhiều nhiệt huyết sẵn sàng hy sinh,
đương đầu với tất cả những khó khăn thử thách của những thành viên trong đội trinh sát.
Câu chuyện đã ghi lại những khoảnh khắc lịch sử của dân tộc Việt Nam đặc biệt là cuộc đời cách mạng của những thanh thiếu niên.
Hay chính là những chiến đấu và hy sinh cao cả của những anh hùng cách mạng ấy. Có những nhân vật tiêu biểu như: Lượm, Quỳnh Sơn ca, Mừng.
Đầu tiên là nhân vật Mừng, nhân vật xuất hiện sớm nhất của câu chuyện. Em sinh ra trong một gia đình hoàn cảnh khó khăn mẹ bị hen suyễn, sống trong sự bóc lột của cha nuôi.
Em tham gia đội Thiếu niên trinh sát chỉ vì muốn hái lá tầm gửi để chữa bệnh hen suyễn cho mẹ bởi trong sân huấn luyện có lá tầm gửi.
Nhưng chính lòng yêu nước đã giữ Mừng lại với đội Thiếu niên trinh sát. Ngay từ khi vào đội, Mừng đã có những chiến công nhất định.
Em đã hy sinh khi giật bom giết kẻ thù. Sau tất cả, em cũng được minh oan và Xuất hiện một ngọn núi mang tên “Núi mẹ con em Mừng”
Quỳnh sơn ca, Một chàng trai quản ca của đội với tài năng chơi rồi đàn piano. Vì quá đam mê cách mạng, chàng trai ấy đã bỏ nhà ra đi.
Trong một lần hoạt động cách mạng, dù dẫm phải mảnh vỡ chai nhưng anh vẫn cố gắng tiếp tục không một lời than.
Để cổ vũ tinh thần kháng chiến của đồng đội, anh đã viết một số bài hát, vở kịch, khích lệ niềm tin yêu kháng chiến cho cả chiến khu.
Nhưng bố mẹ Quỳnh đã nhờ người lên chiến khu để xin cho anh dừng công việc cách mạng sang Thuỵ Sỹ du học.
Quá uất ức vì quyết định đó, anh đã bị vỡ tim mà chết trước tất cả sự đau buồn của đồng đội.
Nét đặc sắc của tác phẩm
Ta thường nghĩ rằng chiến tranh là những đổ máu, là những hy sinh, những mất mát, những đau thương nhưng ở trong “Tuổi thơ dữ dội”,
chúng ta chứng kiến những cảm xúc rất trong sáng hồn nhiên tươi đẹp, rất đời thường của những con người cách mạng Hộ đã chiến đấu và hy sinh oanh liệt cho nên cách mạng dân tộc Việt Nam.
Hay câu nói “có chết tao cũng vừa đi quay lại chiến khu” của Lượm khiến cho độc giả không khỏi rưng rưng…
Truyện đã được chuyển thể thành phim và được sự đón nhận nồng nhiệt từ phía khán giả, góp phần đem không khí chiến tranh đến gần hơn với cuộc sống hiện đại.
Giá trị nhân văn và thông điệp của câu chuyện:
Câu chuyện đã đem đến những bài học vô cùng quý giá cho thời đại mới: phải biết ghi nhớ biết ơn những cống hiến cao cả của những anh hùng cách mạng đã hy sinh,
đổ máu cho dân tộc Việt Nam.
Đi qua hoa cúc- Nguyễn Nhật Ánh
Giới thiệu tổng quan về tác phẩm
Nguyễn Nhật Ánh là một tác giả nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam ông đã có rất nhiều những tác phẩm đạt giải thưởng lớn,
trong đó phải kể đến là tác phẩm “Đi qua hoa cúc” Là một câu chuyện tình yêu với những rung động đầu đời.
Đã có rất nhiều kỷ niệm hài hước, vui tươi và những đau khổ, day dứt khiến cho chúng ta nhớ cả một đời.
Nhân vật chính trong truyện là anh Trường, một chàng trai 16 tuổi với những rung động đầu đời.
Ngày hôm ấy, Trường về quê ngoại cùng với dì của mình, ở đây anh đã trải qua rất nhiều kỷ niệm với những người bạn đặc biệt là chị Ngà.
Từ đó cậu từ bỏ những cuộc vui những trò chơi của lũ bạn trong xóm và mối quan tâm duy nhất bây giờ chỉ là chị Ngà.
Để ý thấy chị Ngà rất thích hoa cúc vậy nên Trường đã rất quan tâm đến những khóm hoa ấy hằng ngày, đó là điều mà trước giờ cậu chưa bao giờ làm.
Thế rồi, đến một ngày, chị Ngà bỗng dành tình cảm cho anh Điền, người anh họ của Trường và nhờ Trường làm cầu nối đưa thư.
Nhưng Trường không làm mà tìm cách dấu thư đi. Cậu cảm thấy đau đớn và tuyệt vọng khi tình cảm đơn phương của mình không được đáp trả.
Câu chuyện vỡ ra khi vợ của anh Điền xuất hiện, kéo theo đó là nỗi đau tột cùng của chị Ngà khi biết được anh Điền đã có vợ và chính bản thân đang mang trong mình giọt máu của anh ấy.
Chính lúc bất lực ấy, chị mới nhận ra tình cảm của Trường dành cho mình và chị đã tìm đến cái chết trước sự phũ phàng của con người lắm mưu nhiều kế ấy.
Trường đã rất đau đớn tuyệt vọng và để trốn tránh những kỷ niệm những đau buồn ấy cậu đã tìm cách theo ông chú vào Nam để quên đi hình bóng của chị Ngà.
Nét đặc sắc của tác phẩm
Phải nói rằng đây là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Nhật Ánh ông bắt đầu nhẹ nhàng và kết thúc thật dữ dội.
Cái hay của Nguyễn Nhật Ánh là không chỉ đưa độc giả sống với nhân vật mà còn cả chính của bản thân mình đó là những kỉ niệm của tuổi thơ một tuổi thơ thật dữ dội.
Bên cạnh đó là cách kể chuyện tự nhiên, đời thường, dễ hiểu phù hợp với nhiều đối tượng độc giả. Cách khai thác nội tâm nhân vật sâu sắc, gây nhiều ám ảnh khi câu chuyện kết thúc.
Giá trị nhân văn và thông điệp của tác phẩm
Những cảm xúc đầu đời là những rung động mạnh mạnh mẽ nhất dù là đúng hay sai thì đó cũng là những khoảnh khắc đáng nhớ khiến cho ta phải thổn thức suốt đời.
Hãy yêu, ngây thơ và trong sáng. Hãy yêu bằng tất cả trái tim và lý trí để đừng bao giờ phải hối hận vì điều mình đã làm trong quá khứ.
Hãy xem đó là những điều để khiến cho bản thân mình được tốt lên trong tương lai.
Nền điện ảnh, văn học Việt Nam đang ngày càng đi lên với những tác phẩm được đầu tư chất lượng hơn.
Trong xu thế đó, phim được chuyển thể từ sách, truyện kinh điển là thể loại được đón chào và mong đợi nhất. Đặc biệt là tiểu thuyết Việt Nam với giọng văn thân quen, nét văn hóa gần gũi.
Các tác phẩm văn học, tiểu thuyết Việt Nam đa dạng về chủ đề và nội dung ngay trên đây chắc chắn sẽ khiến bạn đọc một cách say mê.
Xem thêm: Tổng kết một số thông tin chung về tiểu thuyết
Nguồn: https://bapcai.vn/