Truyện

Tổng kết một số thông tin chung về tiểu thuyết

Tổng kết một số thông tin chung về tiểu thuyết

Sách là món ăn tinh thần của rất nhiều người. Mỗi cuốn sách giúp cho người đọc được gần hơn với tác giả mình yêu thích.

Hơn nữa mỗi câu chuyện trong sách đều giúp chúng ta tìm ra những triết lý nhân sinh quan, những bài học sâu sắc cho chính mình.

Tiểu Thuyết chính là niềm say mê của rất nhiều độc giả. Tại sao tiểu thuyết lại có sức hấp dẫn đến vậy? Hãy cùng khám phá những bí ẩn về thể loại này nhé.

Tiểu thuyết là gì?

Trong văn học, tiểu thuyết được viết theo hình thức văn xuôi. Tiểu thuyết được viết ra nhằm phản ánh các vấn đề trong cuộc sống hoặc ngoài xã hội.

Trong đó các sự kiện và nhân vật trong truyện có thể được hư cấu hoặc có thật.

Tiểu thuyết giống như những câu chuyện được kể lại, tường thuật gián tiếp theo chủ đề mà tác giả mong muốn. 

Tiểu thuyết 2
Tiểu thuyết luôn có sức lôi cuốn với độc giả

Xem thêm: Top 10 cuốn tiểu thuyết Việt Nam hay nhất mà bạn nên đọc

Lịch sử phát triển của thể loại tiểu thuyết

Tiểu thuyết có lịch sử phát triển lâu đời. Đến nay, thể loại này đã để lại cho nền văn học thế giới kho tài sản khổng lồ với nhiều tác phẩm kinh điển. 

Có lẽ không ai còn xa lạ với những kiệt tác tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tây Du Ký, Thủy Hử, Hồng Lâu Mộng.

Mỗi giai đoạn phát triển của văn học Trung Hoa đều gắn liền với những danh tác, những tác giả nổi tiếng. 

Bên cạnh đó là những cuốn tiểu thuyết đồ sộ của văn học phương Tây. Những tác phẩm này mang giá trị phê phán sâu sắc hiện thực xã hội từ cổ đến kim.

Hòa trong dòng chảy đó là những tác phẩm tiểu thuyết sử thi vô cùng hoành tráng của văn học Nga. Hay tiểu thuyết hiện thực huyền ảo của Mỹ -Latinh.

Và không thể bỏ qua nguồn mạch văn chương đặc biệt phong phú của văn học Châu Á. Tất cả tạo nên một kho tiểu thuyết đồ sộ cho mỗi quốc gia nói riêng và nền văn học thế giới nói riêng.

Tại Việt Nam, tiểu thuyết được lan truyền từ Trung Quốc. Tiểu thuyết hiện đại Việt Nam xuất hiện muộn.

Giai đoạn 1930-1945 là thời kỳ hoàng kim của tiểu thuyết Việt với sự xuất hiện của nhiều cây bút nổi tiếng như Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Tự Lực Văn Đoàn,…

Tiểu thuyết Việt Nam vẫn tiếp tục những bước phát triển những năm sau này với các tác phẩm của Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp,…

Tiểu thuyết 1
Tiểu thuyết là một phần quan trọng trong kho tàng văn học thế giới

Đặc trưng của tiểu thuyết

Tiểu thuyết có nhiều đặc điểm khác biệt so với những thể loại văn học khác

Đặc trưng về nội dung

Tiểu thuyết là những tác phẩm văn xuôi nhằm tái hiện và miêu tả cuộc sống như thật. Khác với thơ ca và sử thi, tiểu thuyết không có yếu tố lãng mạn, thi vị hóa hay lý tưởng hóa.

Thể loại này phô diễn những ngổn ngang của đời sống hiện thực. 

Nhân vật trong tiểu thuyết có thể hư cấu nhưng cũng có thể là những con người thật trong cuộc sống. Những nhân vật này từng nếm trải và cảm nhận.

Nghệ thuật phân tích tâm lý chính là đặc trưng của tiểu thuyết. Đó chính là phép biện chứng tâm hồn.

Tiểu thuyết phân tích một cách cặn kẽ về thế giới, đời người và diễn biến tình cảm. Dựng lại toàn bộ không gian thời gian và mối quan hệ giữa các nhân vật trong truyện.

Trong tiểu thuyết có sự tổng hợp những đặc điểm của các thể loại văn học khác.

 Đặc trưng về hình thức 

Bên cạnh đặc trưng về nội dung thì tiểu thuyết cũng có sự khác biệt về hình thức.

Tuy nhiên hình thức thể hiện trong tiểu thuyết hiện đại có sự khác biệt so với các tác phẩm từ thế kỷ 19 trở về trước. 

Về nhân vật: Các tác phẩm tiểu thuyết trước thế kỷ 19 mô tả nhân vật rất chi tiết và tinh tế như người thực. Nhân vật có tính cách và có quá trình phát triển.

Nhân vật trong các tác phẩm hiện đại thiên về nhân tính hơn nhân tình. Các yếu tố về lai lịch, dung mạo và tính cách ít được đề cập.

Tiểu thuyết hiện đại khám phá tâm hồn con người nhiều hơn. Cách tiếp cận nhân vật giữa tiểu thuyết hiện đại và tiểu thuyết xưa cũng khác nhau. 

Bối cảnh: Bối cảnh trong tiểu thuyết được khắc họa chi tiết và đa dạng.

Từ dựng khung cảnh cho đến phân tích xã hội và tạo không khí chung cho tác phẩm để bộc lộ cá tính nhân vật.

Cốt truyện: Cốt truyện trong tiểu thuyết khá phức tạp. Có thể là đa tuyến hay đơn tuyến với nhiều thời gian khác nhau.

Cốt truyện có tính chất linh hoạt và tự do trong khởi đầu và kết thúc. 

Kết cấu truyện: Linh hoạt, đa dạng

Ngôn ngữ: Ngôn ngữ trong tiểu thuyết là lời trần thuật. Ngôn ngữ mang tính chất độc thoại.

Tiểu thuyết 4
Tiểu thuyết có những điểm khác biệt so với nhiều thể loại khác

Vì sao tiểu thuyết hấp dẫn người đọc?

Từ trước đến nay, tiểu thuyết luôn có sức hấp dẫn với rất nhiều độc giả. Đó là cuốn sách gối đầu giường của biết bao bạn trẻ. Đặc biệt là tiểu thuyết ngôn tình.Đó là vì:

Nhân vật trong tiểu thuyết rất hấp dẫn và lôi cuốn

Nội dung của tiểu thuyết ngôn tình rất bay bổng và lãng mạn. Thể hiện tình yêu đôi lứa, chuyện tình thời thanh xuân của nhân vật hay những câu chuyện về đời sống vợ chồng.

Chúng được xây dựng theo kiểu chuyện tình éo le trắc trở hoặc tình yêu màu hồng lãng mạn. Tuy nhiên kết thúc đều có hậu và thỏa mãn người đọc. 

Các nhân vật trong truyện là những hình mẫu lý tưởng mà bạn đọc luôn mơ về. Đó là những soái ca đẹp trai, tài giỏi con nhà giàu.

Nữ chính lại rất cá tính, thông minh và xinh đẹp. Đặc biệt các nhân vật được tạo dựng rất si tình. Đó là điều khiến tiểu thuyết ngôn tình có sức lôi cuốn mãnh liệt.

Độc giả như được hóa thân vào nhân vật để cảm nhận những câu chuyện tình yêu lãng mạn.

 Những triết lý về tình yêu và cuộc sống trong tiểu thuyết

Khi đọc tiểu thuyết bạn sẽ chiêm nghiệm được rất nhiều triết lý về tình yêu, về cuộc sống và gia đình.

Tiểu thuyết mang đến cho chúng ta những bài học sâu sắc cho bản thân, những kinh nghiệm sống quý báu. Đặc biệt là niềm tin vào tình yêu lãng mạn, đẹp đẽ.

Cái kết có hậu cho những con người sống hết mình vì tình yêu và hạnh phúc. 

Tiểu thuyết 3
Tiểu thuyết mang đến cho người đọc nhiều triết lý sâu sắc

Xem thêm: 9 cuốn tiểu thuyết hiện đại sẽ khiến bạn đọc quên cả ngủ

Những thuật ngữ phổ biến nhất trong tiểu thuyết

Trong tiểu thuyết có sử dụng nhiều thuật ngữ. Có thể bạn sẽ không hiểu hết một số từ. Vì thế bài viết sẽ giải thích một số thuật ngữ thường gặp trong tiểu thuyết hiện đại.

  • Cán bộ cao cấp: Con ông cháu cha hoặc nhân vật làm quan to
  • Dốc lòng nhân sinh: Nhân vật chính trong truyện không chỉ chìm đắm trong tình yêu mà còn hết lòng về công việc .
  • Đô thị: Nói về tình yêu nơi đô thị phồn hoa.
  • Thanh mai trúc mã: Đôi bạn cùng nhau lớn lên, cùng nhau chơi đùa và học tập từ bé
  • Thanh xuân vườn trường: khung cảnh trường học, nơi tình yêu đầu đời bắt đầu…
  • Nữ phẫn nam trang: Nhân vật nữ giả trang thành nam.
  • Sư đồ luyến: Sư phụ (thầy) và học trò có tình cảm với nhau.
  • Nữ truy nam: Nhân vật nữ chủ động theo đuổi người nam
  • Nữ tôn: Nhân vật nữ bá đạo, nam yếu đuối, trọng nữ khinh nam
  • Thương đấu: Những tranh đấu trên thương trường
  • Tiền hôn hậu ái: Làm đám cưới trước sau đó mới yêu

Bối cảnh, nội dung và bố cục

Một trong những yếu tố khiến tiểu thuyết hấp dẫn người đọc đó chính là bối cảnh, nội dung và bố cục của truyện. 

Bối cảnh của truyện thường được miêu tả chi tiết, đa chiều, làm nổi bật tính cách nhân vật. Nội dung chân thực, không khai thác khái niệm, ý niệm.

Tiểu thuyết đặc trưng bởi tính thay đổi và sự bấp bênh khiến người đọc cứ muốn theo dõi đến hết xem cái kết ra sao.

Tiểu thuyết không phải là những cái niệm khó hiểu mà là dựng lên bởi những thứ gần gũi với con người như tính dục, tình cảm mãnh liệt hay những đổ vỡ, nhịp đập con tim, duyên kỳ ngộ,…

Vì thế tiểu thuyết đến gần với độc giả hơn. 

Tiểu thuyết 5
Tiểu thuyết hấp dẫn người đọc ở rất nhiều khía cạnh

Nhầm lẫn với các thể loại khác

Tiểu thuyết có thể dễ bị nhầm lẫn với các thể loại khác, đặc biệt là truyện. Bởi lẽ chúng đều là những loại hình văn xuôi.

Tuy nhiên bạn cần nhớ, các tác phẩm có quy mô nhỏ, ngắn gọn, xúc tích và mang tính tự sự thường được coi là truyện. Có thể là truyện ngắn hoặc truyện dài.

Truyện tập trung vào một tình huống với chủ đề nhất định. Độ dài của truyện là vài trang đến vài chục trang.

Trong khi đó tiểu thuyết là văn xuôi nhưng có hư cấu. Thể loại truyện này thông qua hoàn cảnh, nhân vật để phản ánh những vấn đề của cuộc sống và bức tranh xã hội rộng lớn.

Tiểu thuyết có thể dài hơn truyện rất nhiều và thường mang tính tường thuật. 

Phim điện ảnh và truyền hình

Tiểu thuyết là thể loại văn học được rất nhiều người yêu thích. Do đó nhiều tác phẩm đã được chuyển thành phim điện ảnh và phim truyền hình để thỏa mãn đam mê của khán độc giả.

Tiêu biểu có thể kể đến tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng. Và hàng loạt các tiểu thuyết của Trung Quốc như: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Hồng Lâu Mộng, Thủy Hử, Tây Du Ký…

Đây đều là những bộ phim ăn khách nhất mọi thời đại.

Truyện tranh

Hàng loạt các tiểu thuyết cũng được chuyển thể thành truyện tranh đáp ứng nhu cầu của độc giả trẻ tuổi như: Yêu em từ cái nhìn đầu tiên, Cuốn theo chiều gió,…

Như vậy, tiểu thuyết không quá xa lạ với người yêu sách. Mỗi tác phẩm đều mang dấu ấn riêng của tác giả và để lại trong lòng độc giả những suy nghĩ, chiêm nghiệm về cuộc sống.

Hy vọng bạn sẽ tìm được cuốn tiểu thuyết yêu thích để thả hồn vào trong đó. Và tìm được những giá trị riêng cho mình.

Xem thêm: List Tiểu thuyết tình yêu hiện đại đã được chuyển thể thành phim

Nguồn: https://bapcai.vn/

5/5 - (1 bình chọn)
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận!x
()
x