Thuở bé bạn thường rất hứng thú với các mẩu Truyện Hài Hước mà cha mẹ thường kể.
Nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người chúng ta từ tấm bé. Cho đến nay, truyện cười (hay truyện tiếu lâm) vẫn luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu của bất kỳ ai.
Giản dị, mộc mạc, hóm hỉnh, sâu lắng và đôi khi là châm biếm nữa.
Có khi nào bạn đã tự thắc mắc rằng truyện cười có nguồn gốc như thế nào chưa? Hay là truyện cười có những đặc điểm như thế nào?
Những giá trị gì đằng sau mỗi câu truyện cười là gì? Hoặc là điều bạn mong ngóng ở truyện cười hiện đại ngày nay là gì?
Thể loại truyện hài hước là gì?
Truyện hài hước (hay còn có tên là truyện tiếu lâm): là một loại truyện dân gian có dung lượng ngắn, có kết cấu chặt chẽ, cốt truyện hóm hỉnh, đa dạng, bất ngờ.
Truyện xoay quanh những tình huống mang tính hài hước, châm biếm, các hành vi trái tự nhiên nhằm mục đích tạo ra tiếng cười cho người đọc.
Mục đích chính của truyện vẫn là tạo ra niềm vui và còn mang tính chất xã hội.
Truyện hài hước có nhiều tên gọi khác nhau ví dụ như: truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trạng, truyện trào phúng, giai thoại hài hước,…
Dù là ở bất cứ tên gọi nào thì cái mà truyện cười mang lại cho bạn đó chính là tiếng cười.
Lịch sử ra đời
Nói về lịch sử truyện cười thì nó ra đời từ rất là lâu rồi. Từ khi mà văn học viết ra đời, các nhà văn có xu hướng nhìn nhận cuộc sống bằng những sắc cực hóm hỉnh và đa dạng.
Bắt đầu từ quá trình ra đời của văn học truyền miệng. Người nông dân ta đã biết cách gửi gắm tình cảm, thái độ sống vào từng lời ca tiếng hát.
Quá trình sáng tác tập thể cũng được diễn ra một cách rất tự nhiên. Cảm hứng sáng tác cũng chính là từ những cảm quan, góc nhìn của một tập thể hay cộng đồng về 1 sự vật, hiện tượng sống.
Bắt đầu xuất hiện con chữ, người dân ta đã biết cách lưu giữ lại những ngôn từ hóm hỉnh. Họ ghi chép lại qua giấy và bút với những ý tưởng sáng tạo mà họ nghĩ ra.
Truyện hài hước cũng ra đời từ đó. Trở thành một nếp văn hóa, một sự khởi nguồn cho toàn bộ nền văn học dân gian Việt Nam.
Đặc trưng của truyện hài hước
Truyện hài hước là một trong những thể loại của văn học dân gian Việt Nam. Nó đương nhiên cũng có những nét chung và riêng đối với văn học dân gian. Vậy những nét riêng cá biệt đó là gì?
Những khía cạnh cụ thể xoay quanh sự có mặt của truyện cười là gì? Hãy cùng mình tìm hiểu nhé !
Về cú pháp câu từ
Truyện hài hước có cấu tứ chặt chẽ và đặc biệt là có trữ lượng nội dung ngắn. Trong truyện thường chỉ xoay quanh 2 hay 3 nhân vật. Ngôn ngữ của truyện bình dị, trong sáng, dân dã đời thường.
Câu chữ trong truyện hài cười cũng khá là đơn giản, hàm xúc nhưng lắng đọng. Là những từ ngữ mang tính chất cao trào, xoáy sâu vào tâm trí người đọc bởi tính đơn giản nhưng gây bất ngờ của nó.
Về cốt truyện
Thường mang tính chất phê phán, đả kích đôi khi là châm biếm trào phúng nữa. Truyện chỉ ra từng lỗ hở của xã hội dưới góc nhìn hài hước, dân dã nhưng cực kì thâm thúy.
Cốt truyện đơn giản, miêu tả những cử chỉ, hoạt động thường ngày của con người. Sự ngắn gọn của cốt truyện đòi hỏi người viết phải có cái nhìn tinh tế và cực kỳ đa dạng về cuộc sống.
Về thể loại
Truyện hài hước đến nay được chia thành 2 kiểu đó là: Truyện cười kết chuỗi và truyện cười không kết chuỗi
- Truyện cười kết chuỗi:
Loại truyện hài hước về nhân vật trung tâm là đối tượng của tiếng cười chế giễu. ( Ví dụ như: Trạng Lợn,..)
Nhóm truyện hài hước về nhân vật trung tâm là đối tượng được ca tụng, ngợi khen, là điển hình cho một mẫu người có chí lớn, có hoài bão lớn và nhân phẩm tốt. Luôn luôn có thái độ, hành động bảo vệ đấu tranh loại trừ thói xấu, cái ác.
- Truyện cười không kết chuỗi
Kiểu truyện khôi hài ( mang tính giải lao, giải trí là chủ yếu)
Kiểu truyện trào phúng ( phê phán, đả kích là chủ yếu )
Kiểu truyện tiếu lâm (có yếu tố tục ở bên trong)
Vì sao truyện hấp dẫn?
Truyện cười hấp dẫn không chỉ bởi những yếu tố về nhân vật, về cốt truyện hay là vì câu từ. Mà ngoài ra những yếu tố gây cười còn xuất phát từ cảm quan riêng, độc đáo từ những nhà văn.
Hãy cùng mình đi phân tích bốn yếu tố sau để nhìn nhận rõ hơn nhé:
Những nhân vật trong truyện
Nhân vật bên trong truyện hài hước (truyện cười) là những nhân vật thuộc mọi tầng lớp. Tất cả các giai cấp hay tầng bậc trong xã hội đều có thể là nhân vật chính trong mỗi mẩu truyện.
Ở mỗi nhân vật, tác giả thường khai thác ở rất nhiều khía cạnh ví dụ như: giai cấp, tâm lý, cách ứng xử, tài năng, phẩm chất,…
Chính vì đa dạng kiểu nhân vật nên nhìn chung bộ mặt của truyện cười thường rất rõ nét và ở nhiều thái cực.
Qua các nhân vật tác giả luôn muốn thể hiện gián tiếp cái nhìn hay thái độ của tác giả đối với xã hội.
Những triết lý về tình yêu và cuộc sống
Những triết lý trong truyện thường rất thâm thúy và rõ ràng. Được thể hiện qua lớp ngôn từ vừa trào phúng lại vừa giản đơn.
Các phép tu từ như chơi chữ, nói quá,…đều được vận dụng vào để làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu truyện.
Từ đó những triết lý càng được trở lên độc và sắc bén hơn. Người đọc dễ dàng đón nhận bằng cảm giác hết sức đời thường và gần gũi.
Những thuật ngữ phổ biến nhất trong truyện
Những thuật ngữ thường được vận dụng vào trong truyện ví dụ như: Giấu đầu hở đuôi, bấm chó cả, có con giun đất, né vỏ dưa gặp vỏ dừa,…
Bối cảnh, nội dung và bố cục
Bối cảnh của truyện được quan sát và sáng tạo thành truyện dưới rất nhiều góc độ và vị trí. Có thể là ở một căn nhà, một làng quê nghèo hay ở một đất nước, một xứ sở,…
Cách lấy bối cảnh cũng góp phần quan trọng để tạo nên tiếng cười. Bối cảnh thường tạo ra tính bất ngờ như truyện ” Thầy bói xem voi ” lấy bối cảnh là quanh một con voi.
Cách lấy bối cảnh thường mang tính ẩn dụ cho một triết lý, một suy ngẫm kín đáo mà tác giả gửi gắm.
Nội dung đa dạng phong phú, muôn màu muôn vẻ về thế giới quan của con người. Nội dung biến tổng thể ý tưởng của nhà văn thành hiện thực.
Nội dung mang nhiều chiều hướng, dẫn nhập người đọc đến mọi cảm xúc của con người.
Bố cục ở đây là bố cục về cấu tứ câu truyện. Việc sắp xếp các tình tiết góp phần đưa đẩy, dẫn nhập cảm xúc người đọc đến một thái cực đỉnh điểm, đủ để tạo ra tiếng cười.
Nhầm lẫn với các thể loại khác
Truyện hài hước có những đặc trưng, mục đích riêng mà không một thể loại truyện nào có, ví dụ như:
- Mua vui giải trí : thường là tạo ra cảm xúc vui bất ngờ, tiếng cười sảng khoái hay nhẹ nhàng phê phán những thói thường.
- Giáo dục, phê phán: đằng sau những câu truyện đều ẩn chứa những triết lý giáo dục cao ( ví dụ như: Lợn cưới áo mới, tam đại con gà, mua kính, treo biển,…)
- Đả kích, châm chiếm, đá xoáy : những lời phê phán mang tính chất mạnh hơn, chế giễu mạnh tay hơn để răn đe và cảnh cáo con người.
Phim điện ảnh và truyền hình
Những loạt phim điện ảnh có tính chất hài hước nổi tiếng như:
- Trạng Quỳnh
- Xiển bột khâm quan
- Mạc Đĩnh Chi
Truyện tranh
Cũng có rất nhiều loại truyện tranh hài hước tại Việt Nam rất được các bạn trẻ đón nhận như:
- Trạng Quỳnh, Trạng Lợn
- Thầy bói xem voi
- Lợn cưới áo mới
Trên đây là những phân tích tổng quan về truyện hài hước Việt Nam. Sau những cái nhìn ở nhiều khía cạnh chắc hẳn bạn đã nạp cho mình rất nhiều kiến thức về truyện hài hước rồi nhỉ.
Cảm ơn bạn đã đọc và phân tích cùng chúng tôi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ bạn.
Nguồn: https://bapcai.vn/