Truyện

Những thông tin thú vị trong truyện khác – Tiểu thuyết Việt Nam

Những thông tin thú vị trong truyện khác – Tiểu thuyết Việt Nam

Đọc truyện không chỉ giúp chúng ta có những giây phút thư giãn, tĩnh lặng mà còn giúp mỗi người chiêm nghiệm ra những bài học sâu sắc về tình yêu và cuộc sống.

Ngoài các thể loại Truyện Khác thì tiểu thuyết Việt Nam rất xứng đáng có trên giá sách của bạn.

Mỗi cuốn truyện đều là những món quà tuyệt vời mà các tác giả muốn gửi tới bạn đọc. 

Thể loại truyện khác – tiểu thuyết Việt Nam là gì?

 

Trong các bài trước, chúng tôi đã giới thiệu các thể loại truyện tiêu biểu của Trung Quốc như Tiên Hiệp, Khoa Huyễn, Huyền Huyễn, Xuyên Nhanh, Dị giới, truyện ngôn tình…

Bài viết này bạn sẽ tìm hiểu về thể loại truyện khác. Đó là tiểu thuyết Việt Nam.

Tiểu thuyết Việt Nam cũng như tiểu thuyết thế giới là một thể loại văn xuôi có hư cấu. Thông qua bối cảnh, nhân vật, sự việc tác phẩm thể hiện bức tranh xã hội rộng lớn.

Đồng thời phản ánh những vấn đề trong cuộc sống của con người. Tiểu thuyết kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi với tính chất tường thuật theo những chủ đề xác định.

truyện khác 1
Tiểu thuyết Việt Nam phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn

Trong văn học Phương Đông, thể loại Tiểu thuyết xuất hiện từ khá sớm. Thể loại này được phân biệt với trung thuyết và đại thuyết.

Đại thuyết còn được gọi là kinh sách mang nặng tính triết học, chân lý và rất khó đọc. Thể loại này được viết bởi các bậc thánh nhân.

Trung thuyết được viết bởi các sử gia, các thiền sư. Còn tiểu thuyết thường đề cập đến các truyện vụn vặt đời thường. 

Khi nhắc đến tiểu thuyết Việt Nam chúng ta thường nghĩ đến những tác phẩm dài. 

Lịch sử ra đời tiểu thuyết Việt Nam

 

Tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện khá muộn so với thế giới. Tuy nhiên các tác phẩm đã để lại cho nền văn học nước nhà những thành tựu rực rỡ.

Những tác phẩm văn xuôi cổ đầu tiên của Việt Nam như Truyền Kỳ Mạn Lục, Thượng Kinh Ký Sự.

Sau đó là tiểu thuyết lịch sử Hoàng Lê Nhất Thống Chí với kết cấu chương hồi phản ánh bức tranh xã hội thời vua Lê,…

Tất cả đã đặt nền móng cho sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam.

Tuy nhiên đến phải đến giai đoạn 1930 -1945, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam mới có bước tiến vượt bậc.

Những cây bút nổi tiếng của thời kỳ này như Tự Lực Văn Đoàn, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Thạch Lam, Khái Hưng,…

Trong 2 cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ, đội ngũ các nhà văn đông đảo hơn. Tiêu biểu là Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu,…

Đến năm 1986, tiểu thuyết Việt Nam đã bước sang trang mới. Những tác phẩm mang hơi thở của văn chương hiện đại.

Điển hình là các tác giả như Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh,…

Ngày nay tiểu thuyết đương đại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Xuất hiện nhiều cây viết mới với những phong cách mới trong sáng tác.

Các tác phẩm hiện nay không còn nằm trong khuôn mẫu với tư duy sáng tác truyền thống. Chúng có sự hòa quyện của nhiều thể loại khác, có sự cách tân về nội dung về hình thức. 

Những tiểu thuyết đương đại như: Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Khải huyền muộn (Nguyễn Việt Hà), Người sông mê (Châu Diên), Giữa dòng chảy lạc (Nguyễn Danh Lam),

Tấm ván phóng dao (Mạc Can), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái),… mang đến cho người đọc rất nhiều điều thú vị.

truyện khác 2
Tiểu thuyết Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn phát triển với sự vận động không ngừng

 

Đặc trưng của thể loại tiểu thuyết Việt Nam

 

Tiểu thuyết viết theo thi pháp truyền thống

 

Đặc trưng của tiểu thuyết truyền thống chính là sự phản ánh chân thực các mảnh ghép từ bức tranh xã hội rộng lớn. Đồng thời nói lên được các vấn đề của xã hội.

Vì thế tiểu thuyết đòi hỏi người viết phải có những trải nghiệm thực tế. Tiểu thuyết đề cao vai trò của cốt truyện, tính truyện, nội dung phản ánh hiện thực và nhân vật. 

Tiểu thuyết hấp dẫn người đọc bởi nội dung kể chuyện. Đó là diễn biến đời sống của nhân vật. Nhân vật này có những tính cách khác hoặc giống với độc giả.

Về hình thức, tiểu thuyết có sự hài hòa, các phân đoạn có sự nhất quán, mạch lạc và lôi cuốn. 

Về cấu trúc: Tiểu thuyết truyền thống dựa trên một cốt truyện. Kết thúc câu chuyện thường có hậu. Thu hút độc giả bởi cái kết của truyện. Đó là trật tự quen thuộc của đời sống.

Tiểu thuyết hiện đại trở về với con người. Thân phận con người trong dòng chảy lịch sử trở thành mối quan tâm của các tác giả.

Vì thế chúng ta thấy rất nhiều tác phẩm khắc họa chi tiết về lịch sử về một đời người, một gia đình, dòng tộc bên cạnh những thăng trầm của đời sống xã hội.

Điều này có thể thấy trong các tác phẩm như: Bến không chồng, (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Một mình một ngựa ( Ma Văn Kháng),

Bến đò xưa lặng lẽ (Xuân Đức), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Cõi người (Từ Nguyên Tĩnh), Trăm năm thoáng chốc (Vũ Huy Anh), Ba người khác (Tô Hoài),…

Những tác phẩm này đều phản ánh cuộc đời nhiều cay đắng, bi hài của số phận con người.

Tiểu thuyết viết theo thi pháp hiện đại

 

Tiểu thuyết Việt luôn có sự vận động không ngừng với sự ra đời của nhiều tiểu loại như tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết kỳ ảo,…

Tiểu thuyết viết theo hướng hiện đại không còn theo lối mòn, trật tự quen thuộc của cuộc sống. Chúng thể hiện sự táo bạo của các tác giả đương thời.

Mang đến sự tiếp nhận mới cho người đọc hiện đại. 

truyện khác 4
Tiểu thuyết Việt Nam với những tác phẩm viết theo thi pháp hiện đại cực kỳ thú vị

Chúng ta có thể thấy điều này trong các tác phẩm như Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Giữa dòng chảy lạc, Giữa vòng vây trần gian, (Nguyễn Danh Lam),

Trong mỗi tác phẩm đều có sự hồ nghi, là những câu hỏi bỏ ngỏ về cuộc đời, thân phận con người. Đó còn là sự tìm kiếm hạnh phúc và bình yên, bản ngã và cá tính.  

Cho đến nay, các nhà văn đã có nhiều đổi mới về tư duy tiểu thuyết. Đó là sự đổi mới về nội dung, hình thức, chất liệu, ngôn ngữ theo tính hiện đại.

Tạo nên trào lưu văn hóa đọc rất sôi động. Có thể kể đến các tác phẩm như: Tấm ván phóng dao – Mạc Can, Giàn thiêu – Võ Thị Hảo.

Thượng đế thì cười – Nguyễn Khải, Mười lẻ một đêm – Hồ Anh Thái,…

Vì sao tiểu thuyết Việt Nam hấp dẫn độc giả?

 

Trong kho tàng văn học Việt Nam thì tiểu thuyết luôn có một vị trí xứng đáng và được độc giả đón nhận.

Nhân vật trong truyện rất lôi cuốn và hấp dẫn

 

Như đã nói, tiểu thuyết Việt luôn khắc họa hình ảnh, thân phận con người. Đó có thể là sự hóa thân, là mộng tưởng của tác giả.

Nhưng cũng có thể được xây dựng từ những nguyên mẫu trong đời sống. Nhân vật được tác giả miêu tả chân thực, sống động như đang hiện ra trước mắt người đọc.

Nhân vật chính là “chìa khóa” để độc giả “giải mã” những vấn đề mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. 

truyện khác 5
Cùng với những thể loại khác, tiểu thuyết luôn là món ăn tinh thần của nhiều người

Những triết lý về tình yêu, cuộc sống trong tiểu thuyết

 

Phản ánh bức tranh xã hội và các vấn đề của cuộc sống nên tiểu thuyết cũng gửi gắm những triết lý, những bài học sâu sắc về tình yêu, cuộc sống.

Đồng thời cho thấy những trăn trở của tác giả về cuộc đời và số phận con người trong xã hội.

Bối cảnh, nội dung và bố cục

 

Tiểu thuyết hấp dẫn người đọc ở mọi phương diện. Bối cảnh của truyện thường là bức tranh đời sống trong xã hội.

Đây là bức tranh hiện thực như đang tồn tại giữa cuộc sống đời thường. 

Nội dung của truyện đề cập đến những vấn đề mà hầu hết mọi người đều rất quan tâm. Đó là các vấn đề, các câu chuyện thường tình trong xã hội.

Những nhân vật trong mối quan hệ gần gũi. Mỗi tác phẩm thể hiện hiện thực của đời sống mà người đọc như  một phần trong đó.

Tiểu thuyết Việt Nam với nhiều tác phẩm có sức sống trường tồn

Nhầm lẫn với các thể loại khác

 

Tiểu thuyết và truyện có nhiều điểm tương tự nhau khiến người đọc nhầm lẫn giữa 2 thể loại này. Cả 2 có hình thức giống nhau và đều được viết dưới dạng văn xuôi. 

Tuy nhiên tiểu thuyết có hư cấu, mang tính tường thuật. Thể loại này kể bằng ngôn ngữ văn xuôi theo một chủ đề xác định.

Tiểu thuyết nên lên nhiều vấn đề, phản ánh diện rộng của đời sống. Tiểu thuyết có độ dài tới cả trăm trang.

Truyện kể bằng văn xuôi thường ngắn gọn và súc tích. Truyện chỉ tập trung một vấn đề nhất định. Truyện chỉ có vài dòng hoặc vài trang. 

Phim điện ảnh và truyền hình

 

Tiểu thuyết là mảnh đất màu mỡ để các nhà làm phim khai thác.

Rất nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim như: Số đỏ- Vũ Trọng Phụng, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh – Nguyễn Nhật Ánh, Sóng ở đáy sông- Lê Lựu, Đất rừng Phương Nam- Đoàn Giỏi, Mùa lá rụng trong vườn- Ma Văn Kháng…

Như vậy trong các thể loại khác thì tiểu thuyết Việt Nam luôn được độc giả đón nhận.

Tiểu thuyết không chỉ hấp dẫn nhờ cốt truyện, nội dung, nhân vật mà còn mang đến cho người đọc rất nhiều cung bậc cảm xúc.

Đặc biệt là những bài học triết lý, nhân sinh quan rút ra từ mỗi tác phẩm.

Nguồn: https://bapcai.vn/

5/5 - (1 bình chọn)
Subscribe
Notify of
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận
0
Ý kiến của bạn luôn tuyệt vời, hãy để lại bình luận!x
()
x